Tục chôn chung của tộc người Gia Rai
Lạc chân vào thế giới atâu (hồn ma) của tộc người Gia Rai trên đỉnh đèo Sê San ở núi rừng Chư Pảh (xã Ia Reng, huyện Chư Pảh, Gia Lai), chúng tôi ghi nhận nhiều chuyện lạ kỳ. Còn chưa hết ngạc nhiên trước cảnh các khu nhà mồ ngổn ngang tivi, đầu máy, dàn karaoke, xe máy… trả lại cho người chết theo tục chia của và mặc những món đồ đắt tiền ấy hư hại theo thời gian, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước tục chôn chung.
Chiều chạng vạng, giữa lúc chúng tôi đang cố lưu lại những góc ảnh về mấy chiếc áo chik (quan tài được đẽo bằng cây độc mộc) nằm lăn lóc giữa rừng ma ở làng Kep thì trời đổ mưa to. Rừng đang sáng bỗng không gian các atâu (hồn ma) mịt mù, cây lá xào xạc theo từng cơn gió, những chiếc lá vàng bay lả tả. Những cơn gió thổi len lỏi vào các nhà mồ, luồn qua khe những cây sáo mà lúc sinh thời người chết thường hay thổi khiến sáo ma phát ra âm thanh vi vu. Lúc này gương mặt anh Nguyễn Quang Lương, người tình nguyện dẫn chúng tôi vào rừng đã biến sắc, Lương cho biết nếu cứ đợi đến khi trời quang mây tạnh rồi ra khỏi chốn atâu là nguy to bởi âm thanh vi vu từ những chiếc sáo ma kia sẽ là liều doping kích thích lũ rắn mò đến. Rồi muỗi mòng, lũ vắt chuyên hút máu người đi rừng đang ngủ yên dưới các tầng lá khô cũng sẽ nhân dịp này sống dậy, theo mùi người mà mặc sức "gây án". Nhưng quan trọng hơn là Lương sợ không khí nặng nề nơi đây.
| Những nấm mồ chôn chung hoang phế. | Không thể nán lâu, mưa vừa tạnh thì Lương hối thúc chúng tôi lao ra khỏi rừng. Theo lối mòn lúc vào, Lương đi trước, chúng tôi theo sau. Không ít lần anh bạn đi cùng la oai oái khi bị những con vắt bé chỉ bằng phân nửa cây kim, đen đúa, bám vào cổ chân rồi theo ống quần chui lên trên ghim chặt vòi vào da thịt hút máu. "Đừng dừng lại, cứ tiếp tục bước. Đám vắt đang đeo bám anh em mình, rớt một nhịp là chúng bám đen người. Từng có chuyện trâu bò đi lạc vào đây bị vắt hút đến khô máu" - Lương vừa lao vừa hét. Không biết có phải vị sợ bị như mấy con bò hay không mà anh bạn dù sợ chết khiếp vẫn cứ tiến thẳng. Khoảng 20 phút sau chúng tôi bước ra khu vực um tùm của rừng ma. Lúc này mưa đã tạnh, chọn một bãi trống dừng chân, anh bạn đồng nghiệp nhảy đong đỏng lột đồ ra và đếm cả thảy trên người có 7 em vắt bụng căng máu mà hãi. Tôi và Lương may mắn mỗi người chỉ bị dính một phát. Vì quá nôn nóng mà tôi không làm theo như chỉ dẫn của Lương chích tàn thuốc cho con vật hút máu buông nhả, tôi cứ thế nắm lấy con vật giựt mạnh khiến máu chảy tong tỏng. Sau này qua tìm hiểu tư liệu về loài vắt, mới biết khi bám vào cơ thể người hút máu chúng tiết ra một thứ chất dịch khiến máu không bị đông. Thật đáng ghê sợ. Về làng chúng tôi tụ tập ở nhà già làng để hỏi chuyện chôn chung, không như thái độ lúc nói về chốn atâu, lúc này các già làng thoải mái trò chuyện. Người bảo tục chôn chung có từ rất lâu, từ đời cha, đời ông và nhiều đời trước đó nữa. Người nói hầu như nấm mồ nào ở rừng ma của làng cũng là mộ chôn chung. Nó như là một tập tục lâu đời của bản làng, là sinh hoạt văn hóa từ đời này sang đời khác bản làng vẫn giữ không thay đổi. Đêm tối lặng lẽ trôi qua trong men rượu cần ngọt lịm, thơm nồng và trong sự háo hức chuyện lạ và có phần rùng rợn liên quan đến tục chôn chung của những gã lữ khách. Sáng hôm sau, khi vầng dương nhô cao, do Lương bận việc gia đình nên chúng tôi dò đường tới làng Dúch 1. Làng nằm lọt thỏm trong một thung lũng quanh năm phủ sương mù, khí trời lúc nào cũng lành lạnh, cây cối âm u.
| Anh Puih và ông Tiến (đứng sau) đang kể chuyện chôn chung. | Ông Rơ-chăm Puih, Trưởng ban mặt trận thôn đón chúng tôi với dòng thông tin ngắn ngủi: "Làng có 100 hộ với khoảng 500 khẩu" và mau mắn đưa chúng tôi ra thăm đại bản doanh của hủ tục chôn chung. Không như rừng ma của làng Kep nằm cách xa khu dân cư, lọt thỏm giữa mênh mông rừng già, thế giới của các atâu ở làng Dúch 1 nằm bên mép rừng, sát lối đi của làng. Chỉ vào những nấm mồ to đùng với các hình mộc nhân đang mục rã, Puih nói: "Mấy năm trước, rừng ma của làng nằm trên núi cao nhưng trên đó hết đất nên làng dời xuống đấy". - Sao dân làng không chôn riêng mà chôn chung? - Cái đó mình không biết được. Ông cha làm sao thì mình làm vậy thôi. Người chôn chung là người cùng một họ, một nhà. Như hôm nay có người chết thì cho họ vào áo chik rồi đào lỗ chôn. Sau này qua trò chuyện với các già làng, tôi được các già giải thích với nhiều lý do. Có già nói để làm được một chiếc áo chik, từ công đoạn vào rừng sâu tìm cây, đốn hạ, lột vỏ, móc ruột mất cả tháng trời, mất rất nhiều công sức nên phải sử dụng chiếc áo chik đến khi nào nó không dùng được mới thôi. Nhưng thuyết phục nhất là giải thích đồng bào nơi đây quan niệm khi sống ở chung một nhà, một làng thì khi chết phải mặc chung một áo để ấm cúng, cho có bạn bè, cho không bị lẻ loi, cô đơn. Có lẽ tới đây còn phải nhờ cán bộ dưới xuôi lên tuyên truyền thật nhiều để dân bản nghe ra vấn đề, lúc đấy mới thấy hủ tục quan niệm lạc hậu
|