Sóng thần VN
Sóng thần từng diễn ra nhiều lần tại Việt Nam?
Những trận động đất, sóng thần đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người và phá huỷ cơ sở vất chất trị giá hàng trăm tỷ đô la tại nhiều quốc gia đã liên tiếp diễn ra trong những năm gần đây. Cứ nghĩ chuyện động đất sóng thần chỉ là chuyện… thế giới, chẳng có liên quan gì tới Việt Nam. Nhưng sự thật từ rất lâu, động đất, sóng thần là vấn đề gây lo ngại cho rất nhiều nhà khoa học trong nước. Việt Nam không nằm trong vùng an toàn Trong nhận thức của đa số người dân trước đây, Việt Nam không có động đất và sóng thần. Thế nhưng, đồng thời với những trận động đất kinh hoàng liên tục xảy ra trên thế giới, thì tại Việt Nam, từ Điện Biên – Hà Nội – Vũng Tàu thời gian qua, chúng ta cũng liên tục chứng kiến những trận động đất và dư chấn lớn nhỏ, dù hậu quả nó gây ra chưa quá nghiêm trọng, nhưng nó cũng trở thành một vấn đề rất quan ngại. Nếu Sóng thần xẩy ra, cách tốt nhất là chạy đến chỗ cao, càng xa mép nước càng tốt. (Ảnh Imegine.Goole) Tiến sỹ Nguyễn Hồng Phương, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu cho rằng: những trận động đất đạt đến độ 6,7-6,8 độ Richter đã từng xảy ra trên phần Tây lãnh thổ nước ta. Chẳng hạn trận động đất Điện Biên năm 1935 và tại Tuần Giáo (Điện Biên) năm 1983 có độ lớn ngang với cả trận động đất Kô Bê (Nhật Bản) năm 1995, cướp đi sinh mạng của 6434 người và gây thiệt hại vật chất lên đến 102 tỷ đô la. Trong lịch sử từ năm 114 đến năm 2003, Việt Nam đã ghi nhận được có 1.645 trận động đất có cường độ từ 3 độ Richter trở lên. Đấy là những trận động đất có cường độ khá lớn, con người có thể cảm nhận được. Ngoài ra, còn hàng chục trận động đất nhỏ khác nữa vẫn xảy ra hàng năm mà chỉ bằng những phương tiện máy móc hiện đại, người ta mới ghi nhận được sự tồn tại của chúng. Mới đây, ngày 23/6, trận động đất khoảng cấp 4 gây chấn động Vũng Tầu. Thậm chí, ở tận Thành phố Hồ Chí Minh, người ta cũng có thể cảm nhận được dư chấn của trận động đất càng khiến nhiều người dân nhận thức được rằng, Việt Nam không phải nằm trong vùng an toàn nữa! Sóng thần tại Việt Nam Theo tiến sỹ Nguyễn Hồng Phương, ở nước ta, từ trước đến nay chưa có hệ thống quan trắc sóng thần nên chưa ghi nhận được thông tin nào về sóng thần. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy, sóng thần đã xảy ra ở ven biển Thừa Thiên – Huế vào ngày 11.9.1904, tàn phá 22.027 ngôi nhà, 724 người thiệt mạng và làm đắm 519 thuyền. Ngoài ra, nhiều tài liệu cho thấy sóng thần cũng đã tấn công bờ biển Nam Định năm 1930, Đà Nẵng năm 1964. Sóng thần từng tấn công rất nhiều lần vào bờ biển Việt Nam. (Ảnh Imegine.Google) Theo tiến sỹ Phương, còn rất nhiều đợt sóng thần cũng đã tấn công các vùng bờ biển nước ta. Song, trong nhiều trường hợp, sóng thần bị nhầm lẫn với nước dâng do bão hay sóng có bước sóng ngắn. Tại Hội nghị trực tuyến về Phòng chống động đất và sóng thần do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, nhiều nhà khoa học nhận định động đất đã xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước ta, tuy chưa có những trận động đất lớn. Còn nguy cơ sóng thần ở nước ta thì hoàn toàn hiện thực. Hiện, nguồn máng biển Malina được coi là vùng nguồn sóng thần nguy hiểm nhất đối với bờ biển Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, nếu sóng thần xuất hiện tại nguồn máng biển Malina thì với tốc độ lên đến hàng trăm kilomet mỗi giờ, chỉ chưa đầy 2 tiếng sau, sóng thần sẽ tiến đến bờ biển nước ta. Kịch bản nào để ứng phó với động đất, sóng thần? Mặc dù Việt Nam chưa xảy ra động đất và sóng thần lớn, nhưng những nguy cơ thì rất nhiều. Vì vậy, để đối phó với động đất và sóng thần, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg về Quy chế báo tin động đất và sóng thần. Đến ngày 29.5.2007, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 78/2007/QĐ-TTg về Quy chế phòng chống động đất, sóng thần. Từ Quyết định trên, 25 kịch bản về sóng thần, ứng với 25 kịch bản về động đất trên Biển Đông đã được xây dựng. Cơ sở dữ liệu về 25 kịch bản này được chuyển giao cho Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần để phục vụ công tác cảnh báo sóng thần ở Việt Nam. Theo quy chế, Viện Vật lý Địa cầu là đầu mối duy nhất được phát tin cảnh báo sóng thần. Song theo ông Cao Đức Phát, hiện nước ta vẫn chưa có quy định chuẩn về cảnh báo sóng thần như các nước trong khu vực. Việc báo tin mới chỉ được thực hiện bằng… Fax và điện thoại mà chưa có hệ thống báo động tự động nên thời gian truyền tin mất rất nhiều. Ông Phát cũng khuyến cáo, vì sóng thần di chuyển với vận tốc cực nhanh, có khi lên đến 800km/giờ. Vì vậy, nếu xảy ra sóng thần thì một phương pháp duy nhất là người dân cần chạy ra chỗ cao, càng xa mép nước càng tốt.
Truongton.net
|